30 Tháng Tư, 2023

Từ bi với chính mình

Rate this post

Nếu không thể khóc được cho nỗi đau của mình thì làm sao có thể khóc được cho nỗi đau của người khác.

Xưa giờ, hầu như chúng ta hay hiểu, từ bi là mình từ bi với người khác, có thể là người thân hoặc người ngoài.

Có thể bạn quan tâm: » Podcast là gì? Lợi ích của việc nghe Podcast

Tầng cao nhất của từ bi, chính là ‘từ bi với tất cả’. Mà tất cả trong đó có ai? Có người thân của mình, có tha nhân… và có cả mình trong đó. Trong cái tổ hợp ‘tất cả’ đó, thì có cả bản thân chúng ta trong đó nữa, khúc này rất quan trọng.

Nhắc cái này, làm tôi nhớ một mối tình thời sinh viên, cô bạn gái một tay cầm ly trà sữa, còn tay kia nắm tay tôi, nhìn về xa xăm, rồi hỏi một câu thế này, “thế về sau chúng ta có con, em ở nhà chăm con, anh đi làm, nhưng nếu một ngày, giả dụ thôi, anh chỉ kiếm được 2 ổ bánh mì thì anh sẽ chia làm sao?”.

Nếu đúng chuẩn phim Hàn thì câu trả lời phải là, 1 ổ cho em, 1 ổ cho con, anh nhịn đói cũng không sao, hehe. Nhưng không biết sao, tôi lại buộc miệng thế này, “nếu chỉ có 2 ổ, thì chia thành 4 phần, em nửa ổ, con nửa ổ, anh nửa ổ, và nửa ổ để trưa mai anh ăn trưa nữa”.

Cô bạn gái cười gượng gượng, mà thấy lạ với câu trả lời nên hỏi tại sao, “cả nhà chúng ta đâu chỉ sống chung một ngày, tất nhiên, em và con sẽ luôn ưu tiên chứ, nhưng anh đói quá thì mai ai đi cày cho em với con ăn tiếp. Nên anh ăn phần của anh và để dành cả trưa mai, không chỉ ăn vì anh, mà anh đang ăn vì tất cả chúng ta!”.

Chỗ này anh em phải ngẫm thật chậm, mà từ xưa đến giờ, tôi luôn chia đều như thế. Cách chia đó là win-win-win.

Cả sau này, lấy vợ rồi, gần như mọi tình huống phải lựa, tôi đều có tư duy tương tự. Cách đây 7 năm, vợ tôi bị trúng thực rồi viêm bao tử HP phải đi cấp cứu. Tôi và mẹ vợ đẩy xe đến ngay trước phòng cấp cứu thì y tá không cho vào, bảo chờ ở ngoài. 20 phút sau, y tá chạy ra, nói qua cơn nguy kịch rồi… nhưng phải đợi bác sĩ xem xét nghiệm chẩn đoán nữa, rồi mới biết thế nào. Tôi hỏi, tầm bao lâu mới biết kết quả tiếp theo, thì y tá nói tầm 1-2 tiếng… nếu cần nhập viện thì có gì người nhà chuẩn bị giấy tờ.

Nghe xong, tôi quay qua mẹ vợ, mẹ ăn gì chưa, mẹ vợ bảo, không thấy đói con ơi. Tôi bảo mẹ mệt thì con chở mẹ về, mẹ vợ nói không sao để mẹ chờ, để coi bác sĩ nói sao. Hỏi chắc chắn rồi, lúc đó tầm 7h tối hơn, tôi mới nói, thế mẹ ở đây 1 tiếng, nếu có gì gấp thì alo con, con chạy ra đây tý rồi quay lại.

Chuyện cũng dài sau đó, có nhập viện 1 hôm, đến tuần sau, lúc vợ tôi khỏe hẳn, đầu óc tỉnh táo lại rồi, mới hỏi tôi, bữa trước em nghe mẹ em bảo, lúc em đang cấp cứu thập tử nhất sinh, mà anh bỏ đi đâu 1 tiếng hả.

Tôi mới cười hè hè, anh đi làm tô phở. Vợ tôi nhăn mặt, thế chồng iu có gọi thêm nước tiết với 2 trứng không? Tôi gật gù khoái chí, hehe có chứ, với làm ly sữa tươi nữa.

Hay quá hen, vợ bệnh thế mà còn tâm trí đi ăn phở nữa, nên đâu có thương gì tôi, thấy tui sắp lên dĩa nên mừng quá chứ gì… Tôi liền bảo ngay, anh ăn tô phở là vì chúng ta ấy, vì cả em và anh. Vợ tôi lắc đầu, thôi đi ông tướng, ông ăn ngon cái mồm rồi bảo vì tôi.

Tôi vẫn kiên trì giải thích, đêm hôm em cấp cứu, quan sát thì anh nghĩ khả năng cao em sẽ nhập viện rồi, nên chắc chắn anh sẽ ở lại bệnh viện đêm đó, để chăm sóc cho em tốt nhất thì anh phải nạp đủ pin chứ.

Hợp lý đúng không anh em.

Thực sự ngay lúc đó, tôi nghĩ vậy thật, vì cơ bản, thân tôi chưa xong thì rất khó để lo cho ai khác ngoài mình được. Nghe hơi vị kỹ nhưng nó lại là nền tảng cho sự vị tha được cộng hưởng theo.

ADVERTISEMENT

Cả sau này tôi đi làm, lâu lâu có hôm, đã làm hơn 10 tiếng rồi, mà công ty có việc cần tôi làm thêm 2-3 tiếng nữa, chỉ hôm nào kẹt quá mức thì tôi mới làm tiếp, nhưng đa phần là tôi từ chối.

Tôi bảo, tôi cần nghỉ ngơi sạc pin lại rồi mai tôi cày tiếp cho. Tất nhiên, tôi luôn cho đối phương sự lựa chọn. Nếu tôi cày luôn tối nay, thì sáng mai cho tôi nghỉ buổi sáng nhé, còn nếu giờ tôi về nhà, thì mai tôi sẽ có mặt đúng giờ.

Tất nhiên, đa phần là họ chọn cho tôi về, vì đó là hai bên cùng thắng, chứ đâu phải làm 1 ngày cho kiệt quệ rồi chia tay nhau đâu. Trong tiếng Anh, tôi hay nói là, “I take care of myself for you”, tao chăm sóc chính tao là vì mày đó.

Rào rào nãy giờ để anh em thấy ứng dụng thực tế. Chuyện tôi làm xưa giờ là đều đứng ở góc nhìn, từ bi với tất cả.

Anh em hay nghĩ rằng, tôi từ bi với người A, Tôi từ bi với người B. Cái cách nghĩ đó, tạo ra sự chia cắt, rằng có tôi và thế giới ngoài tôi. Sự chia cắt đó, làm cho sự hiểu biết về 2 chữ từ bi của anh em bị giới hạn lại. Thay vì, cả tôi, người A, người B đều là đối tượng của lòng từ bi.

Nói sâu về từ bi thì anh em hay nghe câu, “có hiểu mới có thương”. Hiểu lý trí thì anh em nắm nhanh đó, nhưng cốt lõi là anh em ‘hiểu’ đến đâu,

Nên nói đúng, hiểu đến đâu thì thương đến đó, bởi vì cái hiểu của chúng ta rất khác nhau, do nhiều nguyên nhân, nên cũng dẫn đến cái thương của chúng ta cũng khác nhau.

Điển hình, như bố mẹ nghĩ hướng này cho tốt cho con mình, nên bố mẹ làm mọi cách để con mình đi theo hướng đó. Không trách bố mẹ được thì ‘hiểu’ đến đâu thì làm đến đó thôi.

Có thể bạn quan tâm: » Bí quyết để trở nên khác biệt không phải là đi ngược lại đám đông

Nên nói từ bi với người khác, cái quan trọng nhất, là nên hiểu rõ, ai cũng làm điều tốt nhất, hay đã cố gắng hết sức, trong cái nhận thức ngay thời điểm đó của họ rồi. Nhận thức đến mức nào thì chỉ cố gắng max ở mức đó thôi, không mong đợi hơn được.

Nên quy lại, từ bi với chính mình, thì có 3 điểm quan trọng nhất để anh em ngẫm thêm:

Có thể bạn quan tâm: » Những gã trai “thiểu năng” và bệnh “thèm gái” mãn tính

  • Một, những lỗi lầm của ngày hôm qua đã xong rồi, nên đừng giam mình trong quá khứ nữa, có lỗi gì thì xin chấp nhận hậu quả, đừng nghĩ về nó nữa, tiếp tục bước tiếp.
  • Hai, nhận thức mình đến đâu thì mình đã cố hết sức trong tầng nhận thức đó rồi. Đừng trách mình tại sao không làm tốt hơn, vì tất cả chúng ta ai cũng đang làm điều tốt nhất ngay lúc đó hết cả.
  • Ba, người ta sống, mình cũng cần được sống, nên ở đời đừng bao giờ nghĩ mình hy sinh cho ai cả, mà hãy hy sinh cho tất cả đi.

Nhớ, hy sinh cho ‘tất cả’, là có cả mình trong đó nữa.

Chữ “Bi” trong Từ Bi, có nghĩa là, thấu cảm được được nỗi đau của người khác… và của cả chính mình nữa. Xưa giờ người ta không nói vế thứ 2, mà nó lại là cốt lõi.

Vì nếu mình không thể khóc được cho nỗi đau của mình… thì làm sao mình có thể khóc được cho nỗi đau của người khác.

  • Phá bỏ vòng lặp – một kết quả mới không bao giờ đến từ một hành động cũ

Xem thêm tại Youtube Đại Từ Bi Với Chính Mình

Chào mừng các bạn đến với Channel JiNi Nguyễn Official.

JiNi Nguyễn là founder của Giác Ngộ Tâm Nguồn – nơi chia sẻ thông tin về hành trình Hợp Nhất Nguồn của mỗi linh hồn. Tại kênh Youtube này, JiNi sẽ truyền tải những thông điệp mà các bạn cần nghe đến từ Nguồn – tầng năng lượng thuần khiết nhất của vũ trụ, nơi sản sinh ra mọi vật bên trong vũ trụ này, bao gồm cả con người như chúng ta và những “bạn” không phải con người như Higher Self, Angels và những linh hồn hướng dẫn. Mong rằng các bạn sẽ tìm được câu trả lời cho hành trình của chính mình.

Các bạn hãy nhấn nút ĐĂNG KÝ để nhận được thông báo khi mình up video mới nhé. Chúc phúc lành đến các bạn

* Để tìm hiểu thêm về Hành trình Hợp Nhất Nguồn, bạn có thể đăng ký Khóa 7 ngày tại Facebook của JiNi Nguyễn.
* Facebook của JiNi: https://www.facebook.com/jini.nguyen….
* Nhóm Facebook Giác Ngộ Tâm Nguồn: https://www.facebook.com/groups/16322…
* Email : jini.nguyen1111@gmail.com

Để đóng góp cho kênh Youtube của mình, các bạn có thể chuyển vào tài khoản sau :

Ngân hàng : Vietcombank
Số tài khoản : 0721000631629
Tên chủ TK : NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Xin chân thành cảm ơn mọi sự đóng góp đến từ các bạn ❤️❤️❤️

#jininguyenofficial
#giacngotamnguon #hopnhatnguon
#awakeningtonothingness

Bạn đang xem: » Từ bi với chính mình

Advertisement
KhoaDigi - Khoa Nguyễn Digitial Marketing hiện đang là marketing manager tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ LION DECOR luôn Cập nhật các thông tin sản phẩm, feedback khách hàng, tin tức nghề mới nhất của Lion Decor.