9 Tháng mười một, 2022

Tài chính cá nhân và các nguyên tắc về tiền quan trọng nhất bạn phải biết

Rate this post

Cách quản lý tài chính cá nhân là nội dung đang được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là khi nền kinh tế toàn cầu có những rung lắc và thay đổi tiêu cực thời gian vừa qua, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, đời sống, thói quen chi tiêu của nhiều cá nhân và hộ gia đình.

Vậy tài chính cá nhân là gì? Quản lý tài chính cá nhân bao gồm những nội dung gì? Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn, tiết kiệm và giữ được tiền, đồng thời khiến tiền sinh sôi nảy nở một cách an toàn, những nguyên tắc đầu tư để hạn chế rủi ro. Tất cả sẽ được LION DECOR gửi tới các bạn trong bài viết này.

Có thể bạn quan tâm: » Các vấn đề cần chú ý cho kế hoạch tài chính cá nhân vào cuối năm

Đây là những nội dung được chia sẻ bởi chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh, BizUni ghi lại tại hội thảo Tiền trong nghịch cảnh do báo Nhịp cầu đầu tư tổ chức. Hãy bắt đầu ngay sau đây.

Mục lục nội dung:

Tài chính cá nhân là gì?

Những biến động kinh tế thời gian qua đã khiến nhiều gia đình vốn dĩ khó khăn càng khó khăn hơn bội phần. Họ lâm vào cảnh túng quẫn, thậm chí không biết xoay trở thế nào. Và ngay cả những cá nhân, gia đình kinh tế khá giả, có tài sản nhưng không có tích luỹ về tiền mặt thì cũng rất khó khăn.

Những người khá giả cũng thiếu tiền, và thiếu những tài sản thanh khoản tương đương với tiền giúp cho họ có thể sống được cơ bản với những nhu cầu thiết yếu trong vòng từ 6 tháng đến 1 năm mà không cần phải làm việc – đó gọi là An toàn tài chính.

Tài chính cá nhân là gì
Có tài sản nhưng không có tích luỹ về tiền mặt thì cũng sẽ gặp khó khăn khi có những biến động về kinh tế.

An toàn tài chính

An toàn tài chính là chúng ta có một số tiền hoặc tài sản có thể chuyển thành tiền mà không mất giá trị, để sử dụng trong vòng 6 – 12 tháng để dự phòng cho những bất trắc có thể xảy ra.

Vậy, làm sao để những gia đình bình thường, không có dư dả, vẫn còn chật vật cân đo đong đếm có thể đạt được an toàn tài chính ? Điều này nghe có vẻ rất khó nhưng thực ra không quá khó. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để 3 năm nữa chúng ta có thể nghĩ đến mức cao hơn là Độc lập tài chính và Tự do tài chính.

Độc lập tài chính

Độc lập tài chính là một quỹ tài chính cá nhân đủ để cung cấp cho chúng ta cuộc sống tương đương với cuộc sống hiện tại mà chúng ta không cần phải làm việc.

Tự do tài chính

Tự do tài chính là một quỹ tài chính cá nhân đủ để cung cấp cho chúng ta cuộc sống cao hơn cuộc sống hiện tại mà chúng ta không cần phải làm việc.

Và đây cũng là xu hướng mà thế giới đang hướng đến.

ADVERTISEMENT

Tài chính cá nhân

Tài chính cá nhân là chúng ta quản lý tiền để có một cuộc sống mong muốn, thay vì để tiền quản lý chúng ta.

Tài chính cá nhân gồm những nội dung sau:

  • Kiếm tiền: chúng ta phải kiếm tiền với công suất cao nhất khi chúng ta còn trẻ, khi chúng ta còn trí tuệ và sức lực.
  • Tiết kiệm được tiền nhiều nhất. Tiết kiệm tiền trước khi sử dụng và sử dụng tiền khôn ngoan.
  • Phải bảo vệ được tiền chúng ta đã tiết kiệm, phải giữ được số tiền đấy để tích luỹ số tiền đấy vì tiền sẽ bị mất bởi rất nhiều lý do.
  • Đầu tư tiền mà chúng ta tích luỹ được để tiền sinh sôi nảy nở trong tương lai. Điều quan trọng trong đầu tư tiền là chúng ta phải đầu tư ngay, đầu tư càng sớm càng tốt, để chúng ta tận dụng được thời gian đầu tư, tận dụng sức mạnh của lãi kép, tận dụng được những dòng tiền mà chúng ta đầu tư đều đặn vào. Như vậy tiền của chúng ta sẽ sinh sôi nảy nở với một tốc độ mà bạn sẽ rất kinh ngạc trong tương lai dài.
  • Đạt được mục tiêu tài chính cá nhân, mục tiêu an toàn về tài chính, mục tiêu độc lập về tài chính, mục tiêu tự do về tài chính.
Tài chính cá nhân là gì
Định nghĩa về Tài chính cá nhân của chuyên gia Lâm Minh Chánh.

Làm thế nào để kiếm tiền với công suất cao nhất?

Đa số người Việt Nam chúng ta trừ lúc chúng ta mới ra trường phải vất vả kiếm tiền để nuôi sống bản thân, hoặc lúc thất nghiệp. Còn lại thì chúng ta khá hài lòng với công việc của mình.

Ở các nước phương Tây, những người trẻ, những gia đình trẻ họ thường làm cùng lúc 2 công việc, 1 công việc rưỡi, làm những việc bán thời gian, những công việc làm thêm để họ kiếm tiền thật nhiều.

Khi mà còn trẻ đó, khi mà chúng ta còn trí tuệ, trí tuệ còn minh mẫn, còn sức lực, chúng ta cố gắng dành thời gian để kiếm tiền nhiều hơn.

Kiếm tiền bây giờ để tương lai chúng ta được thư thả. Cuộc sống của chúng ta sẽ được ổn định. Còn nếu chúng ta hài lòng với mức thu nhập hiện nay của mình, thì số tiền dư ra không đủ nhiều.

Sofia sales banner

Nếu có thể, chúng ta hãy cố gắng ngày hôm nay kiếm tiền nhiều hơn ngày hôm qua, nhiều hơn tháng trước, nhiều hơn năm trước. Hãy suy nghĩ để làm sao có thể kiếm được nhiều tiền hơn.

Tiết kiệm tiền và sử dụng tiền khôn ngoan

Thông thường khi chúng ta làm ra tiền, chúng ta sẽ sử dụng trước rồi tiết kiệm phần dư sau. Nhưng chính xác là chúng ta phải tiết kiệm tiền trước khi chúng ta sử dụng.

Phương pháp những chiếc lọ, gốc từ những người Do Thái giúp chúng ta quản lý và sử dụng tiền chặt chẽ hơn.

ADVERTISEMENT
Cách sử dụng tiền khôn ngoan
Phương pháp những chiếc lọ của người Do Thái.

Chúng ta chia tiền vào những cái lọ, hoặc là những cái khoản theo mục đích sử dụng.

Lọ tiền nhu cầu thiết yếu

Khoản tiền đầu tiên, đó là các khoản dành cho nhà, ăn uống, ăn mặc thiết yếu. Các khoản này từ 15-25%. Vì sao lại có sự chênh lệch như vậy ? Bởi vì đối với những người trẻ, tiền lương, thu nhập chưa cao, thì nhu cầu thiết yếu sẽ chiếm phần lớn hơn. Khi chúng nhiều tuổi rồi, nhu cầu thiết yếu sẽ ít hơn, khoảng 15%

Lọ tiền tiện nghi sinh hoạt

Khoản tiền thứ 2 là những tiện nghi sinh hoạt, khoảng này từ 10-20%.

Lọ tiền giáo dục

Khoản tiền thứ 3 là quỹ giáo dục. Chúng ta phải liên tục học hành, cho bản thân mình, cho con cháu mình. Không nên chỉ học xong để có công việc thì thôi. Quỹ này được gợi ý là 5-15%.

Lọ tiền hưởng thụ

Khoản tiền thứ 4 là quỹ hưởng thụ, nghĩa là chúng ta hưởng thụ cuộc sống, chúng ta làm những việc chúng ta thích như đi du lịch hoặc chơi thể thao. Quỹ này được gợi ý là 5-15%.

Lọ tiền giúp đỡ người khác

Khoản tiền thứ 5 là quỹ từ thiện. Người Do Thái làm ra 10 đồng, họ bỏ ra 1 đồng giúp người khác, tuỳ các bạn. Quỹ này được gợi ý là 5-10%. Chúng ta có thu nhập, chúng ta để ra để giúp người khác.

Còn lại 2 lọ rất quan trọng mà nhiều người hay thiếu.

Nguyên tác tài chính cá nhân
Hãy tiết kiệm trước khi chi tiêu.

Lọ tiền trả nợ hoặc tiết kiệm để mua sắm

Đó là khoản tiền chúng ta tiết kiệm để mua sắm. Thường khi chúng ta muốn mua sắm món gì nhiều tiền hơn thu nhập, thì chúng ta thích và chúng ta sẽ mua ngay, nếu thiếu tiền thì chúng ta vay tiêu dùng. Và khi vay tiêu dùng như vậy lãi suất rất cao. Lãi suất cho vay tiêu dùng trả góp từ 40-80% 1 năm. Khi mà chúng ta đầu tư, chúng ta đầu tư đạt được lãi suất 12 15%/năm là rất khó. Trong khi đi vay, chúng ta phải trả 40-80%/năm.

Như vậy khi chúng ta vay tiêu dùng là chúng ta đang sử dụng tiền của tương lai cho sở thích bây giờ. Và cái giá rất đắt. Để tránh, chúng ta hãy tiết kiệm tiền đều đặn để mua sắm những gì chúng ta thích.

Lọ tiền tiết kiệm

Và cuối cùng là một quỹ quan trọng, đó là quỹ tài chính cá nhân, hay quỹ tài chính gia đình. Đó là 1 khoản tiền mà chúng ta sẽ tiết kiệm lại để chúng ta đầu tư đều đặn cho an toàn của mình bây giờ và cho tương lai của mình, độc lập tài chính và an toàn tài chính.

Lọ tiền tiết kiệm là cái quỹ mà nếu từ 6 tháng tới 1 năm mà chúng ta bị mất việc, chúng ta không làm gì cả mà chúng ta vẫn sống được. Và quỹ độc lập tài chính là trong vòng bao nhiêu năm nữa chúng ta không phải phụ thuộc vào công việc làm mà vẫn có cái thu nhập tương đương với bây giờ. Muốn có được 2 quỹ này thì hàng tháng chúng ta phải tích luỹ tiền và đầu tư. Đó gọi là quỹ tài chính cá nhân.

Cách quản lý tài chính cá nhân
Quỹ tài chính cá nhân là một quỹ rất quan trọng để hướng tới mục tiêu đầu tiên: an toàn về tài chính.

Hãy ngồi lại, và ghi chú ra giấy nhưng khoản chi tiêu trong vòng 3 tháng vừa qua. Phân bổ theo từng chiếc lọ như ở trên. Sau đó, hãy thống kê lại những khoản nào không quan trọng và không cần thiết thì chúng ta sẽ cắt đi.

Nếu sử dụng rồi mới tiết kiệm tiền thì rất dễ rơi vào các cám dỗ chi tiêu, khiến cho khoản tiền còn lại để tiết kiệm không nhiều. Hãy tiết kiệm trước, và chừa lại một số tiền nhất định để chi tiêu, khi đó, khoản tiền được phép chi tiêu không nhiều, như vậy chúng ta sẽ chỉ chi tiêu vào những việc quan trọng và cần thiết.

Bảo vệ tiền

Nói về bảo vệ tiền. Nhiều người nói làm ra tiền mới khó chứ giữ tiền bảo vệ tiền quá dễ ai cũng biết, thật ra không phải.

Chúng ta mất tiền hằng ngày mà chúng ta không nhận ra là mất tiền vì lạm phát. Chúng ta cầm tiền không làm cho tiền sinh sôi nảy nở ra là chúng ta đã mất tiền rồi. Mỗi năm chúng ta lạm phát 3.5%, trung bình, bình quân đó. Như vậy chúng ta có 100 triệu bây giờ thì sang năm chúng ta cũng có 100 triệu nhưng giá trị sử dụng, giá trị mua hàng hoá của 100 triệu đó chỉ bằng 96.500.000đ của hiện tại. Mức lạm phát 3.5%.

Như vậy khi chúng ta không làm cho tiền sinh sôi nảy nở, tiền của chúng ta không tăng trưởng cao hơn mức độ lạm phát 3.5%/năm thì chúng ta đang bị mất tiền. Chúng ta phải biết đầu tư tiền của mình để nó sinh sôi nảy nở hơn lạm phát, để không bị mất tiền.

Tài chính cá nhân
Nếu chúng ta để yên tiền một chỗ, hàng năm tiền của chúng ta sẽ mất dần đi do lạm phát.

Bảo vệ tiền trước những rủi ro đầu tư

Nhiều người chúng ta không nắm về những nguyên tắc trong đầu tư, và rất dễ bị những đầu tư lừa đảo lôi kéo. Để đầu tư tiền trước hết chúng ta phải nắm rõ các nguyên tắc về đầu tư.

Nguyên tắc thứ nhất trước khi đầu tư chúng ta phải hiểu rõ cơ sở pháp lý, cái việc đầu tư này có cơ sở pháp lý hay không, có hợp pháp không. Nếu xảy ra việc gì nhà nước và pháp luật có bảo vệ chúng ta hay không.

Nguyên tắc thứ 2 là độ tin cậy, hay còn gọi là hạng mức tín dụng của người nắm tài sản của mình. Trước khi chúng ta đầu tư vào đâu thì chúng ta phải xem cái đơn vị đấy hạng mức tín dụng, độ tin cậy đến đâu.

Nguyên tắc thứ 2 là chúng ta phải hiểu rõ nguyên tắc vận hành, nguyên tắc tạo ra lợi nhuận của tài sản, sản phẩm đó.

Một nguyên tắc nữa là chúng ta phải nhận diện được những rủi ro tiềm ẩn của sản phẩm, hợp đồng đầu tư đó. Bất cứ sản phẩm hay hợp đồng đầu tư nào cũng có những rủi ro của nó. Đó là những rủi ro mất vốn và cái tiền hối vốn bị mất hẳn. Rủi ro thanh khoản là chúng ta muốn chuyển thành tiền không được. Rủi ro về tỷ suất lợi nhuận lên xuống không như chúng ta mong muốn.

Những tổ chức huy động vốn chính quy chuyên nghiệp họ luôn đề cập đến rủi ro rồi mới đến lợi nhuận. Còn những tổ chức lừa đảo, không nói về rủi ro, chỉ nói về lợi nhuận, và cũng không nói lí do tại sao để tạo ra lợi nhuận đó. Chúng ta nên nắm để chúng ta không vấp phải những cái đầu tư lừa đảo.

Cuối cùng về đầu tư chúng ta nên nhớ là “Không bao giờ có một bữa trưa miễn phí”, nguyên tắc là “Không bao giờ có một bữa trưa miễn phí”. Nghĩa là khi người ta cam kết với mình một cái mức lãi suất, một cái tỷ suất lợi nhuận cao, cao hơn ngân hàng 2 lần 3 lần, chuyện đó không bao giờ xảy ra. Chúng ta là những nhà đầu tư bán chuyên nghiệp, chúng ta đầu tư để tiền sinh sôi nảy nở. Để tiền chúng ta sinh sôi nảy nở nhiều thì chúng ta phải đầu tư dài hạn, đầu tư ngay từ bây giờ, đầu tư đều đặn.

Đầu tư tiền

Chúng ta nên đầu tư thời gian dài, hàng tháng đầu tư đều đặn, khi có tiền dư là đầu tư, cố gắng kỷ luật bản thân để có tiền dư để đầu tư. Không rút lãi ra khi chưa đạt đến số tiền lớn, khi chưa đạt đến mức tuổi mà chúng ta về hưu sớm. Khi đó chúng ta sẽ tận dụng được hiệu ứng lãi suất kép.

Quản lý tài chính cá nhân
Đầu tư kỷ luật và dài hạn sẽ giúp chúng ta có được tự do tài chính.

Từ 3 yếu tố: thời gian dài + số tiền đều đặn + lãi suất kép thì số tiền trong tương lai chúng ta 10 năm sau, 20 năm sau 25 năm sau thì số tiền sẽ sinh lãi cho chúng ta, giúp chúng ta độc lập tài chính hay tự do tài chính.

Những kênh đầu tư quan trọng

Gửi tiền ngân hàng

Gửi tiền ngân hàng thì an toàn nhưng tỷ suất lợi nhuận thấp. Nên % để chúng ta gửi ngân hàng khoảng 10-15% số tiền của chúng ta thôi, không nên để nhiều vào ngân hàng bởi vì tỷ suất lợi nhuận rất là thấp.

Đầu tư vào chứng chỉ quỹ đầu tư

Có rất nhiều chứng chỉ quỹ đầu tư trên sàn chứng khoán, nó có thể cho chúng ta tỷ suất lợi nhuận 8-12%/năm tuỳ theo năm và tuỳ theo quỹ.

Có thể bạn quan tâm: » Khi nào thì nên vay tiền? Quản trị các khoản vay như thế nào?

Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp của những doanh nghiệp uy tín và chúng ta nên mua trên những sàn chứng khoán uy tín, những ngân hàng uy tín.

Khi mua trái phiếu doanh nghiệp nên chọn doanh nghiệp uy tín và mức lãi suất là 10, 11, 12%, không nên chọn trái phiếu lãi suất cao hơn. Bởi vì mua trái phiếu có tỷ suất lợi nhuận cao thì sẽ có rủi ro.

Có thể bạn quan tâm: » Làm Freelancer có kiếm được nhiều tiền không?

Đầu tư vào những sản phẩm bảo hiểm có liên kết đầu tư

Các doanh nghiệp Bảo hiểm nhân thọ ngoài sản phẩm bảo hiểm truyền thống, họ còn phát triển ra những sản phẩm bảo hiểm có liên kết đầu tư, vừa giúp cho người khách hàng vừa bảo hiểm, vừa giúp họ sinh sôi nảy nở tiền theo quỹ đầu tư của công ty bảo hiểm.

Đầu tư vào cổ phiếu

Chúng ta chọn cổ phiếu tốt và đầu tư dài hạn thì tiền của chúng ta sẽ sinh sôi nảy nở, tỷ suất lợi nhuận cao. Nhưng mà ở đây chúng ta phải nghiên cứu học hành đàng hoàng, và tuyệt đối không đầu tư ngắn hạn, tức là mua vào xong thấy giá lên rồi bán, rồi lại mua vào xong thấy giá lên rồi bán… như vậy chúng ta sẽ bị ngược con sóng. Cái đó dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp thôi.

Nhà đầu tư bán chuyên nghiệp đầu tư thì chọn cổ phiếu tốt, mua cổ phiếu của những doanh nghiệp tốt, với giá hợp lý và nắm giữ dài hạn thì chúng ta sẽ có tỷ suất lợi nhuận rất là tốt.

Video: Tài chính cá nhân

LION DECOR (theo BizUni ghi lại từ chia sẻ của Chuyên gia tài chính Lâm Minh Chánh tại hội thảo Tiền trong nghịch cảnh, báo Nhịp cầu đầu tư tổ chức).

Xem thêm tại Youtube CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

🎥 ĐÓN XEM LIVESTREAM: “Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến Tài chính cá nhân”
⏰ 19:00 – 20:00, thứ Ba ngày 08/11/2022

Tình hình kinh tế vĩ mô tác động tới toàn bộ các lĩnh vực và ngành nghề tồn tại trong nền kinh tế, trong đó có Tài chính cá nhân. Việc nắm được các diễn biến của tình hình kinh tế vĩ mô là điều vô cùng cần thiết với mỗi cá nhân, đặc biệt là các nhà đầu tư tài chính, ngay cả đầu tư trong ngắn hạn.

Điều này giúp các nhà đầu tư biết được mình đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế tăng hay giảm, triển vọng sắp tới ra sao, để xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp hơn.

Hãy cùng đón xem livestream “Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tài chính cá nhân”, để lắng nghe chia sẻ của các chuyên gia về tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến Tài chính cá nhân, qua việc đặt cá nhân trong một bức tranh tổng thể bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mô khác để có cái nhìn toàn diện.

⏰ Thời gian: 19:00 – 20:00, thứ Ba ngày 08/11/2022

🎙 Diễn giả:

1. Anh Nguyễn Minh Tuấn, CEO AFA Capital, Founder TOPI
2. Anh Long Phan – CEO AFA Group

🎥 Trực tiếp trên:

✔️ Fanpage: Tài chính & Kinh doanh https://bit.ly/3FUMh9i
✔️ YouTube: Tài chính & Kinh doanh https://bit.ly/3t942Ki
✔️ Facebook Group: Cộng đồng Cố vấn tài chính Việt Nam – Vietnam Wealth Advisors (VWA) https://bit.ly/3t8HYjh

#dautu #taichinh #topi

Bạn đang xem: » Tài chính cá nhân và các nguyên tắc về tiền quan trọng nhất bạn phải biết

KhoaDigi - Khoa Nguyễn Digitial Marketing hiện đang là marketing manager tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ LION DECOR luôn Cập nhật các thông tin sản phẩm, feedback khách hàng, tin tức nghề mới nhất của Lion Decor.