20 Tháng ba, 2023
Hãy để con mình được khổ, được mất mát
Khổ ai mà không sợ, do cuộc đời mình nếm khổ nhiều quá nên mình không muốn con mình khổ giống mình nữa. Tâm lý đó xuất phát từ tình thương, nên không có gì sai cả.
Thương thì thương, nhưng nên thương cho đúng cách. Vì thương không có trí tuệ thì vô tình né khổ cho con hôm nay nhưng lại vô tình dồn khổ chồng chất thêm trong tương lai cho nó.
Hiểu biết, game đời này là khổ, đó là tầng nhận thức cơ bản nhất. Nhận thức về khổ sâu hơn, là có cái khổ cần thiết và có cái khổ không cần thiết, còn nhận thức rốt ráo nhất về khổ, là thấy được, khổ chỉ là một giả niệm. Bài này tôi chỉ biên đến tầng thứ 2.
Có thể bạn quan tâm: » Con nghĩ đi, mẹ không biết: để con tự lập và mẹ tự do
Cái vấn nạn rất lớn trong xã hội bây giờ là đa phần con cái không có sợ bố mẹ nữa… mà là bố mẹ sợ ngược lại con cái.
Dạo này giới trẻ bị tổn thương tâm lý và tự kỷ nhiều hơn xưa là vì từ nhỏ đến trước khi ra đời, nó chưa từng được nếm qua bất kỳ sự mất mát nào đáng kể. Nên đến khi nó đối diện với những mất mát quá lớn, thì nó sụp nguồn thôi.
Có lần tôi có kể, khi anh em dùng tay phải bỏ vào một chậu nước đá, còn tay trái bỏ vào một chậu nước nóng… để tầm 5 phút. Sau đó, cùng lúc rút 2 tay bỏ vào một chậu nước nóng vừa, thì cái tay trái thấy cảm giác dễ chịu hơn vì nó đã quen với cái nóng trước đó rồi. Còn tay phải thì lại thấy rất nóng, vì từ một chậu nước đá sang mà.
Tâm lý con người cũng thế, nó cũng cần sự thích nghi từ từ với những đổi thay trong cuộc đời. Nếu tâm lý chưa từng nâng một cục tạ nào trước đó… mà đùng một ngày, đứa con của mình nó phải đối diện với cục tạ 100 ký thì nó gãy ngay lập tức.
Sự mất mát lúc đó sẽ tạo ra nỗi khổ gấp trăm lần so với những mất mát nhỏ nhỏ lẽ ra mình nên cho con mình trải nghiệm sớm.
Càng thương con mình thì anh chị đừng ngại nó khổ sớm, có cái khổ rất cần thiết cho tâm lực của con mình. Nó nếm khổ sớm thì nó sẽ biết quý mọi thứ hơn, nhất là nó có sự đồng cảm với ai có nỗi khổ tương tự.
Có thể bạn quan tâm: » Mấy chuyện thời thơ ấu của tôi, vì sao tôi yêu khoa học
Nó có thể trách anh chị nhưng anh chị hãy kiên nhẫn tận cùng, nhìn con mình khổ, anh chị xót chứ, nhưng trong cái xót đó, mình biết, cái khổ đó đang giúp con mình lớn hơn. Có ai tập đi mà không té.
Còn về phần anh chị em, bậc bố mẹ, cũng phải tập đối diện với những mất mát, để làm gương cho con mình, và một trong những cái mất mát rất lớn, đó là chấp nhận con mình bước ra khỏi cuộc đời mình, chứ không để nó sống mãi trong vòng tay che chở của anh chị mãi được.
Anh chị yêu thương con mình hết lòng, nhưng đừng bao giờ bắt con mình phải yêu thương mình lại như thế. Anh chị có cuộc đời của anh chị, con cái có cuộc đời của nó.
Điều các bậc bố mẹ có thể làm, một là chính mình đừng ngại khổ, vì chính cái khổ mà mình đã nếm, cũng giúp mình nhìn đời rõ ràng hơn như ngày hôm nay.
Có thể bạn quan tâm: » Em còn lạc hậu, làm sao dạy con?
Hai là đừng đánh cắp đi trải nghiệm khổ của con mình, vì đó là hành trình cần thiết cho tâm thức của nó. Chỉ hỗ trợ khi quá sức, chứ không nên chịu khổ giùm.
Ba là, phải chấp nhận, đứa con mình, nó không thuộc về mình, vì sẽ đến ngày, nó phải tự đi và trải nghiệm game đời riêng của nó.
Càng thương con, thì bản thân bố mẹ càng phải tự sửa mình nhiều, vì mắt mình còn bụi, tâm lực mình cũng yếu thì lấy gì để mình trợ lực thêm cho con mình.
- Cha mẹ độc hại là gì? Biểu hiện và những kiểu cha mẹ độc hại
Xem thêm tại Youtube Hãy để con mình được khổ, được mất mát…
Hãy để con mình được khổ, được mất mát
khổ mà ai không sợ,
do cuộc đời mình nếm khổ nhiều quá nên mình không muốn con mình khổ giống mình nữa.
tâm lý đó xuất phát từ tình thương,
nên không có gì sai cả,
thương thì thương, mà nên thương cho đúng cách,
vì thương không có trí tuệ thì vô tình né khổ cho con hôm nay nhưng lại vô tình dồn khổ chồng chất thêm trong tương lai cho nó,
hiểu biết, game đời này là khổ, đó là tầng nhận thức cơ bản nhất,
nhận thức về khổ sâu hơn, là có cái khổ cần thiết và có cái khổ không cần thiết,
còn nhận thức rốt ráo nhất về khổ, là thấy được, khổ chỉ là một giả niệm.
bài này tôi chỉ biên đến tầng thứ 2,
cái vấn nạn rất lớn trong xã hội bây giờ,
là đa phần con cái không có sợ bố mẹ nữa…
mà là bố mẹ sợ ngược lại con cái.
dạo này giới trẻ bị tổn thương tâm lý và tự kỷ nhiều hơn xưa là vì từ nhỏ đến trước khi ra đời, nó chưa từng được nếm qua bất kỳ sự mất mát nào đáng kể.
nên đến khi nó đối diện với những mất mát quá lớn, thì nó sụp nguồn thôi.
có lần tôi có kể,
khi anh em dùng tay phải bỏ vào một chậu nước đá, còn tay trái bỏ vào một chậu nước nóng… để tầm 5 phút.
sau đó, cùng lúc rút 2 tay bỏ vào một chậu nước nóng vừa, thì cái tay trái thấy cảm giác dễ chịu hơn vì nó đã quen với cái nóng trước đó rồi.
còn tay phải thì lại thấy rất nóng, vì từ một chậu nước đá sang mà.
tâm lý con người cũng thế,
nó cũng cần sự thích nghi từ từ với những đổi thay trong cuộc đời,
nếu tâm lý chưa từng nâng một cục tạ nào trước đó… mà đùng một ngày, đứa con của mình nó phải đối diện với cục tạ 100 ký thì nó gãy ngay lập tức.
sự mất mát lúc đó sẽ tạo ra nỗi khổ gấp trăm lần so với những mất mát nhỏ nhỏ lẽ ra mình nên cho con mình trải nghiệm sớm.
càng thương con mình thì anh chị đừng ngại nó khổ sớm, có cái khổ rất cần thiết cho tâm lực của con mình,
nó nếm khổ sớm thì nó sẽ biết quý mọi thứ hơn, nhất là nó có sự đồng cảm với ai có nỗi khổ tương tự.
nó có thể trách anh chị nhưng anh chị hãy kiên nhẫn tận cùng,
nhìn con mình khổ, anh chị xót chứ,
nhưng trong cái xót đó, mình biết, cái khổ đó đang giúp con mình lớn hơn,
có ai tập đi mà không té,
còn về phần anh chị em, bậc bố mẹ, cũng phải tập đối diện với những mất mát, để làm gương cho con mình,
và một trong những cái mất mát rất lớn, đó là chấp nhận con mình bước ra khỏi cuộc đời mình, chứ không để nó sống mãi trong vòng tay che chở của anh chị mãi được.
anh chị yêu thương con mình hết lòng,
nhưng đừng bao giờ bắt con mình phải yêu thương mình lại như thế,
anh chị có cuộc đời của anh chị,
con cái có cuộc đời của nó,
điều bậc bố mẹ có thể làm,
một là chính mình đừng ngại khổ, vì chính cái khổ mà mình đã nếm, cũng giúp mình nhìn đời rõ ràng hơn như ngày hôm nay,
hai là đừng đánh cắp đi trải nghiệm khổ của con mình, vì đó là hành trình cần thiết cho tâm thức của nó. Chỉ hỗ trợ khi quá sức, chứ không nên chịu khổ giùm.
ba là, phải chấp nhận, đứa con mình, nó không thuộc về mình, vì sẽ đến ngày, nó phải tự đi và trải nghiệm game đời riêng của nó.
càng thương con,
thì bản thân bố mẹ càng phải tự sửa mình nhiều, vì mắt mình còn bụi, tâm lực mình cũng yếu thì lấy gì để mình trợ lực thêm cho con mình.
Cheers,
Bác 7B
———
Hình của Johnson Tang
Bạn đang xem: » Hãy để con mình được khổ, được mất mát