23 Tháng tám, 2023
Giãn mao mạch là gì? Nguyên nhân là do đâu?
Giãn mao mạch là hiện tượng dưới da có những mạch máu nhỏ li ti như mạng nhện. Giãn mao mạch thường xuất hiện ở những người có làn da mỏng, độ đàn hồi yếu. Để điều trị giãn mao mạch hiệu quả thì chúng ta cần phải biết nguyên nhân của giãn mao mạch từ đâu để có hướng điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: » Đánh bay nỗi lo giãn mao mạch với kem giúp giảm giãn mao mạch Dr Spiller Anti Couperose Cream
Giãn mao mạch khiến cho nhiều người cảm thấy mất tự tin.
Giãn mao mạch là gì?
Nếu da của bạn xuất hiện những mạch máu đỏ li ti trông như mạng nhện thì bạn đã bị giãn mao mạch. Hiện tượng này nữ gặp nhiều hơn nam, ở những người có làn da mỏng, độ đàn hồi của thành mạch kém. Tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, khiến cho nhiều chị em cảm thấy tự ti.
Giãn mao mạch không ảnh hưởng sức khỏe nhưng gây mất thẫm mỹ.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng giãn mao mạch
Lạm dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
>>> Xem thêm: Review kem giúp giảm giãn mao mạch Dr Spiller Anti Couperose Cream của Đức
Khi bạn lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm, xức nhiều kem phấn lên mặt. Đặc biệt là các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sẽ khiến da bị bào mòn và tổn thương nghiêm trọng. Thành biểu bì bảo vệ da mất đi, da trở nên nhạy cảm hơn và mỏng hơn rất nhiều. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch máu dưới da, gây tình trạng tia máu đỏ li ti hiện rõ trên bề mặt da. Làn da không được đều màu, mất thẩm mỹ.
Dùng nhiều mỹ phẩm không rõ nguồn gốc lên da.
Tăng cân
Tăng cân khiến lớp mỡ dưới da ngày càng dày khiến da bị nứt ra, trở nên mỏng hơn. Đồng thời mỡ tích tụ lên thành mạch máu dưới da rất dễ gây ứ tắc làm giãn mao mạch.
Tăng cân làm da bị nứt.
Yếu tố di truyền
Hiện tượng giãn mao mạch dưới da có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mẹ bị giãn mao mạch thì con cũng có thể bị.
Di truyền cũng gây nên hiện tượng giãn mao mạch.
Rối loạn nội tiết tố
Vào các giai đoạn như dậy thì, có thai hay tiền mãn kinh, cơ thể con người có sự thay đổi về nội tiết tố. Điều này khiến cho cơ thể chưa thích ứng được kịp thời, làm cho da trở nên yếu đi và các mao mạch bị giãn phồng ra.
Rối loạn nội tiết tố khi có thai cũng làm giãn mao mạch.
Lão hóa da
Tuổi tác ngày càng cao sẽ khiến da bị lão hóa, trở nên khô hơn, mỏng hơn. Sức đề kháng của da mất đi, thành mao mạch không được bảo vệ, các mạch máu giãn phồng. Gây nên tình trạng giãn mao mạch.
Lão hóa sẽ làm da mỏng hơn, các mạch máu bị giãn phồng.
Do môi trường tác động
Môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất và đặc biệt là tia cực tím trong ánh nắng mặt trời là nguyên nhân thường gặp dẫn đến việc da bạn bị giãn mao mạch. Nắng nóng sẽ làm da mặt bạn bị khô cộng thêm tác động của tia cực tím khiến cho da càng bị lão hóa nhanh, thành mao mạch bị giãn nỡ, phồng rộp.
Tia cực tím ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến làn da.
Cách đối phó với hiện tượng giãn mao mạch dưới da
Nên dùng kem chống nắng phù hợp
Những bạn chưa có thói quen dùng kem chống nắng thì nên dùng ngay. Còn những bạn đã dùng thì nên lựa chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp. Các bạn nên chọn kem chống nắng vật lý sẽ giúp da hạn chế bị kích ứng và làm giảm đi các vết đỏ trên da.
Nên dùng kem chống nắng vật lý.
Dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều giải pháp điều trị da bị giãn mao mạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia bạn nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín tránh tình trạng khiến da bị tổn thương nặng hơn.
Có thể bạn quan tâm: » Review kem giúp giảm giãn mao mạch Dr Spiller Anti Couperose Cream của Đức
Dr Spiller Anti Couperose Cream là kem giúp giảm giãn mao mạch đến từ thương hiệu Dr Spiller danh tiếng của Đức. Kem Dr Spiller Anti Couperose Cream là sản phẩm được nhiều phụ nữ trên thế giới lựa chọn để giảm tình trạng giãn mao mạch dưới da của mình. Các chuyên gia da liễu hàng đầu cũng khuyến khích sử dụng. Kem giúp giảm giãn mao mạch Dr Spiller Anti Couperose Cream có nhiều dưỡng chất giúp hồi phục làn da bị tổn thương, tăng sức đề kháng cho da, kích thích quá trình tuần hoàn máu, tạo lớp bảo vệ chắc chắn cho làn da của bạn.
Dr Spiller Anti Couperose Cream có nhiều dưỡng chất giúp hồi phục làn da bị tổn thương, giảm giãn mao mạch.
Có thể bạn quan tâm: » Review kem giúp giảm giãn mao mạch Dr Spiller Anti Couperose Cream của Đức
Để mua được sản phẩm kem giúp giảm giãn mao mạch Dr Spiller Anti Couperose Cream chất lượng. Mời bạn gọi vào số hotline 08888 45 999 để mua hàng chính hãng và được các chuyên gia tư vấn miễn phí bạn nhé.
Mong rằng qua bài viết này bạn đã tích lũy được cho mình những kiến thức hữu ích về tình trạng giãn mao mạch. Đồng thời hiểu biết thêm về các cách đối phó với hiện tượng giảm mao mạch đáng ghét. Chúc các bạn sớm có được một làn da mịn màng và sáng khỏe.
>>> Tin tức liên quan: 5 bí quyết trị giãn mao mạch tại nhà đơn giản từ thiên nhiên
Xem thêm tại Youtube Liệu bạn có phải “bạn thân” của giãn tĩnh mạch chân?| BS Lê Đức Hiệp, BV Vinmec Times City
#tinhmach #giantinhmach
Nếu vào một ngày đẹp trời bạn bỗng thấy ở chân mình có vài đường loằng ngoằng bên dưới da, màu tím hồng hoặc xanh quan sát thấy rõ bằng mắt thường… thì rất có thể bạn đã là một trong những trường hợp đã và đang mắc giãn tĩnh mạch chân. Bạn có thể chưa gặp khó chịu gì nghiêm trọng với vùng giãn tĩnh mạch, nhưng về thẩm mỹ thì những vệt loằng ngoằng đó thực sự không đẹp chút nào. Vậy thì làm sao để loại bỏ, và nếu như may mắn, đó chỉ là dấu hiệu tạm thời thì có cách nào để phòng tránh hay không, theo dõi ngay video sau đây cùng BSCKI.BSNT Lê Đức Hiệp, Bác sĩ Nội và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City nhé.
Suy tĩnh mạch mạn tính là tình trạng phổ biến do hiện tượng trào ngược máu trong tĩnh mạch, gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch (d lớn hơn 3mm), tĩnh mạch hình lưới (d = 1-3 mm) và tĩnh mạch mạng nhện (d nhỏ hơn 1mm).
Dựa theo vị trí giải phẫu, bệnh được chia làm 4 nhóm khác nhau:
Tĩnh mạch nông
Tĩnh mạch sâu
Tĩnh mạch xuyên
Vị trí tĩnh mạch không xác định
Giãn tĩnh mạch chân hay còn gọi là giãn tĩnh mạch chi dưới có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trong số các trường hợp mắc bệnh, tình trạng giãn tĩnh mạch nông vẫn là phổ biến nhất.
Không có thống kê cụ thể cho các độ tuổi mắc bệnh, tuy nhiên giãn tĩnh mạch chân có thể xuất hiện nhiều nhất ở người lớn tuổi, người thừa cân, người lao động có đặc thù phải đứng lâu trong thời gian dài hoặc phụ nữ đang mang bầu.
So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch chân cao hơn hẳn – chiếm tới 70% số ca.
Nguyên nhân gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch chân
Tĩnh mạch có chức năng chính là vận chuyển máu từ ngoại vi về tim, ngoài ra, các tĩnh mạch ở vị trí thấp như chi dưới còn phải chống lại sức cản của trọng lực cơ thể, do đó khi bị tổn thương dẫn tới việc giãn quá mức, tĩnh mạch chân có thể sưng phồng, căng, tạo ra các khối huyết nổi trên bề mặt da. Các khối huyết hay còn gọi là cục máu đông này có khả năng trôi theo các mạch máu về các cơ quan khác trong cơ thể, gây tắc nghẽn, đặc biệt nghiêm trọng nếu chúng trôi đến phổi, tim hoặc não, do đó giãn tĩnh mạch cũng được nhiều bác sĩ đánh giá là có liên quan đến các bệnh lý tim mạch.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây tác động đến tĩnh mạch, dẫn tới tình trạng giãn tĩnh mạch, theo bác sĩ… có thể có các nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền
Giới tính
Nghề nghiệp
Khối lượng cơ thể
Sử dụng thuốc ngừa thai cũng là một yếu tố nguy cơ.
Các bệnh lý nhiễm trùng, khối u, sau phẫu thuật có biến chứng tắc mạch, viêm mạch và các thủ thuật khác như bó bột hay phải nằm bất động lâu trong gãy xương… cũng có thể dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch.
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân dễ nhận biết
Giãn tĩnh mạch chân có thể quan sát bằng mắt thường. Thông thường bệnh sẽ có biểu hiện đơn giản nhất từ việc xuất hiện những đường như mạch máu loằng ngoằng dưới bề mặt da. Thời điểm đầu khi xuất hiện, các đường tĩnh mạch này hầu như không gây cảm giác khó chịu gì nên người bệnh thường không để ý đến.
Khi bệnh tiến triển hơn, tĩnh mạch có thể nổi ngày càng rõ, chuyển màu hồng tím hoặc xanh và nổi hẳn trên bề mặt da. Người bệnh cũng có thể bắt đầu cảm thấy căng tức vùng suy giãn tĩnh mạch, nếu đứng quá lâu có thể đau nhẹ hoặc dễ bị chuột rút vào nhiều thời điểm trong ngày.
Cuối cùng khi bệnh đã tiến triển nặng, tình trạng giãn tĩnh mạch sẽ gây sưng bầm, nổi nhiều cục lớn dưới da, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Do bệnh thường tiến triển khá âm thầm nên thường chỉ khi xuất hiện các triệu chứng nặng, người bệnh mới đi khám. Lúc này việc điều trị có thể sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với giai đoạn đầu của bệnh.
Làm gì để phòng tránh giãn tĩnh mạch chân
Dựa trên các nguyên nhân gây nên giãn tĩnh mạch chân, bạn có thể tìm được phương pháp phòng tránh thích hợp.
Đối với nữ giới, nên hạn chế việc đi giày cao gót và đứng trên giày cao gót trong thời gian quá dài. Tránh mặc quần bó sát gây tổn thương thành mạch ngoại biên. Phụ nữ trong giai đoạn mang bầu nên vận động nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu, kê chân trong lúc ngủ để tránh gây suy giãn tĩnh mạch.
Trường hợp người lao động buộc phải đứng trong thời gian dài, nên chủ động thay đổi tư thế hoặc thực hiện các động tác nhún chân để tăng cường lưu thông máu ở vùng chân.
Bên cạnh đó bạn cũng nên có chế độ sinh hoạt, vận động và ăn uống khoa học, lành mạnh tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài tập phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân.
Đăng ký để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại: https://www.youtube.com/@VinmecHospital
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage: https://www.facebook.com/Vinmec/
Website: https://www.vinmec.com
TikTok: https://www.tiktok.com/@benhvienvinmec
Hệ thống Bệnh viện Vinmec trên toàn quốc:
https://vinmec.com/vi/danh-sach/ca-nuoc/co-so-benh-vien-v-phong-kham/
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup