3 Tháng bảy, 2023
[Mẹo] Phục hồi nhanh tay cháy nắng đơn giản tại nhà
Mùa hè đã đến, có nghĩa là mùa của những hoạt động ngoài trời lên ngôi và những tia nắng đã trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn. Vào mùa này, thường có một điều không thể tránh khỏi: cháy nắng, đặc biệt là cháy nắng da tay – Bộ phận thường tiếp xúc nhiều nhất với ánh nắng. May mắn thay, có rất nhiều cách đơn giản giúp làm mát vết bỏng, ngứa và bong tróc do tác hại của nắng. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp chữa lành và làm dịu làn da tay không may cháy nắng nhé.
Có thể bạn quan tâm: » [Mẹo] Phục hồi nhanh tay cháy nắng đơn giản tại nhà
Cháy nắng da tay phải xử lý thế nào?
1. Cháy nắng da tay – Nhận diện ngay tình trạng
Da tay bị cháy nắng sẽ gặp phải các tình trạng sau: sờ da thấy nóng, da bị đỏ ửng, đau, sưng nề và ngứa da, xuất hiện các bọng nước nhỏ ở bề mặt da đi kèm với các dấu hiệu toàn thân.
Cháy nắng nghiêm trọng sẽ có dấu hiệu bị sốt cao, đau đầu, nôn mửa, ý thức mơ hồ bởi không chỉ làn da mà cơ thể cũng bị ảnh hưởng xấu bởi ánh nắng mặt trời.
Dấu hiệu da cháy nắng thường xuất hiện sau khoảng vài giờ sau khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và kéo dài nhiều ngày.
2. Nguyên nhân khiến da tay cháy nắng
Nguyên nhân chính gây ra cháy nắng da tay là do tiếp xúc với tia UVA và UVB trong một thời gian dài.
Nếu tia UVB là nguyên nhân trực tiếp gây ra những thay đổi có thể nhìn thấy trên bề mặt da như: cháy nắng và kích ứng da. Thì tia UVA tàn phá các tầng biểu bì, kéo theo hiện tượng liên kết collagen bị đứt gãy, cấu trúc tế bào suy giảm, hình thành nếp nhăn và chảy xệ, làm tăng nguy cơ gây ung thư da.
Cháy nắng da tay là do tiếp xúc với tia UV trong một thời gian dài.
3. Tay bị cháy nắng phải làm sao?
Khi tay bị cháy nắng, bạn có thể “giải cứu” chúng bằng những biện pháp sau:
3.1. Nghe theo lời khuyên từ bác sĩ da liễu
Dưới đây là tổng hợp những cách chữa cháy nắng da tay hiệu quả được chia sẻ bởi các chuyên gia da liễu. Tham khảo ngay nhé.
3.1.1. Sử dụng nước mát làm dịu da
Cháy nắng, về cơ bản, là tình trạng viêm da. Một trong những cách dễ nhất để điều trị viêm là làm mát vùng bị ảnh hưởng. Một cách hiệu quả để giúp chữa cháy nắng ngay lập tức, ngay cả khi bạn vẫn ở bên ngoài, là tìm đến nước, cho dù đó là nước hồ hay suối,… Ngâm mình trong đó có thể giúp giữ cho tình trạng cháy nắng không trở nên tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, hãy cảnh giác với hồ bơi, vì nước khử trùng bằng clo có thể gây kích ứng da nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh chườm đá trực tiếp. Mặc dù nó có thể trông hấp dẫn khi da bạn bị bỏng, nhưng nó thực sự có thể gây ra nhiều tổn thương hơn cho làn da bị cháy nắng cực kỳ nhạy cảm của bạn.
3.1.2. Bôi kem dưỡng phục hồi da cháy nắng
Da bị cháy nắng là do các tế bào đã bị tổn thương. Do đó việc phục hồi rất quan trọng. Bạn nên bổ sung vào quy trình trị cháy nắng da tay một loại kem dưỡng phục hồi.
Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm với công thức chứa CM-Glucan, Shea butter, Hyaluronic acid,…nhanh chóng làm dịu tình trạng ửng đỏ da, da khô và khôi phục cảm giác thoải mái, dễ chịu cho da. Đồng thời, tăng cường dưỡng ẩm sâu và thúc đẩy khả năng tái tạo tế bào, chữa lành tổn thương da hiệu quả, rút ngắn thời gian hồi phục cháy nắng da.
Sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thành phần tự nhiên, công thức không màu, không mùi, không chất bảo quản và các chất dẫn xuất từ động vật. Vì thế, sản phẩm không chỉ nhận được sự yêu thích từ tín đồ làm đẹp và còn được các bác sĩ da liễu Thụy Sĩ tin dùng.
Kem phục hồi da cháy nắng Skincode Essential 24H De-Stress Comfort Balm.
3.1.3. Dưỡng ẩm cho da
Sau lần “giải cứu” tức thời ban đầu, làn da của bạn sẽ vẫn cần được chăm sóc. Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa tình trạng da bong tróc là thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm lên các vùng bị ảnh hưởng. Và nhớ là phải sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi và không màu để giảm thiểu kích ứng da nhé.
3.2. Sử dụng các mẹo làm dịu da tay cháy nắng bằng nguyên liệu thiên nhiên
3.2.1. Gel nha đam
Nha đam là một trong những biện pháp chữa cháy nắng tốt nhất. Gel của chúng giúp giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành và giữ ẩm cho da. Bạn có thể tách lá cây và thoa trực tiếp nhựa cây lên da hoặc mua gel lô hội nguyên chất tại hiệu thuốc gần nhà.
>>> Bài viết liên quan: Các bước bôi kem chống nắng đúng cách có thể bạn chưa biết
3.2.2. Dưa leo
Dưa leo có đặc tính chống oxy hóa và giảm đau tự nhiên. Làm lạnh dưa, sau đó xay nhuyễn để tạo thành hỗn hợp sệt và thoa lên những vùng da bị cháy nắng. Loại quả này cũng có thể làm dịu làn da bong tróc sau khi bị cháy nắng.
Dưa leo có đặc tính chống oxy hóa và giảm đau tự nhiên.
3.2.3. Nghệ tươi hoặc bột nghệ
Trong nghệ có chứa thành phần quý giá Curcumin có khả năng giúp da xóa mờ những vết thâm sạm, chữa trị rám cháy da và đặc biệt là kháng viêm, kháng khuẩn, tăng tốc độ chữa lành tổn thương da.
Có thể giã nhuyễn nghệ tươi thoa trực tiếp hoặc pha tinh bột nghệ thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng da tay bị cháy nắng. Để yên trong khoảng 20 phút rồi nhẹ nhàng rửa mặt nạ với nước mát. Trong quá trình rửa, xoa tròn vùng da bị cháy nắng.
3.2.4. Nước trà xanh
Đặt một chiếc khăn hoặc bông ngâm trong trà xanh đã pha như trà hoa cúc, trà đen hoặc trà xanh lên vùng bị ảnh hưởng để giảm các triệu chứng. Trà hoạt động như một biện pháp khắc phục tại nhà cho làn da bị cháy nắng và trong nước trà còn có chất chống oxy hóa giúp da tay trắng lại nhanh chóng.
Nước trà xanh giảm cháy nắng rất tốt.
3.2.5. Lòng trắng trứng
Lòng trắng trứng có tác dụng hạ nhiệt cho vết bỏng hoặc vết cháy nắng nhanh chóng. Đồng thời, ngăn ngừa tối đa những tổn thương da do lửa hoặc tia cực tím cường độ mạnh tác động.
Bạn có thể thoa một lớp lòng trắng trứng lên da, để đến khi lớp mặt nạ khô hoàn toàn, bạn quét thêm một lớp khác đè lên. Sau khoảng 30 phút, rửa sạch với nước mát.
3.2.6. Hỗn hợp khoai tây và sữa tươi
Khoai tây có chứa hàm lượng cao chất xơ, vitamin, cùng nhiều khoáng chất như canxi, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa mạnh. Hãy gọt vỏ khoai tây, rửa sạch rồi đem giã nát lọc lấy nước cốt rồi trộn chung với chút sữa tươi. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên da, giữ khoảng 20 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Những dưỡng chất trong hỗn hợp này sẽ thấm sâu vào các tế bào biểu bì da, giúp tình trạng cháy nắng da tay thuyên giảm hiệu quả.
3.2.7. Dầu dừa hoặc dầu oliu
Một số chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng dầu dừa hoặc dầu oliu để chống khô và kích ứng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thoa sau khi da dịu đi và hết phồng rộp vì những loại dầu này có thể giữ nhiệt và làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Ngoài ra, bạn có thể trộn chung chúng với sữa tắm và sử dụng như bình thường. Cách này giúp bạn loại bỏ các tế bào da chết, lớp da bong tróc do cháy nắng.
3.2.8. Bột yến mạch
Các bác sĩ da liễu đều cho biết tắm bằng bột yến mạch có thể làm dịu vết cháy nắng do đặc tính chống viêm của nó. Để tắm bằng bột yến mạch, hãy xay nhuyễn một cốc yến mạch và thêm chúng vào hai cốc nước ấm. Hòa tan cho đến thành hỗn hợp đồng nhất. Pha nước ấm và cho hỗn hợp yến mạch vào bồn tắm và ngâm mình trong 20 phút.
Bột yến mạch có thể làm dịu vết cháy nắng do đặc tính chống viêm.
3.2.9. Sữa chua
Sữa chua với men và probiotics có thể chữa cháy nắng một cách dịu nhẹ. Ngoài ra, sữa chua không đường còn có thể giúp tạo ra chất kháng sinh, có khả năng tái tạo da, làm lành các vết thương trên bề mặt da như sẹo, rỗ, vết cháy nắng.
Hãy thoa sữa chua trực tiếp vào khu vực da bị cháy nắng và để yên đó ít nhất khoảng 10-15 phút. Khi cơn đau rát giảm, hãy nhẹ nhàng rửa sạch lại bằng nước mát.
3.2.10. Mật ong
Mật ong đã được sử dụng làm thuốc bôi ngoài da từ thời Ai Cập. Các nghiên cứu cho thấy nó có thể hoạt động tốt hơn một số loại kem kháng sinh trong việc tăng tốc độ chữa lành, giảm nhiễm trùng và giảm thiểu đau đớn.
Lấy một ít mật ong, bôi thật mỏng và đều lên vùng da bị cháy nắng, thư giãn khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước lạnh và dùng khăn thấm nhẹ.
3.2.11. Cà chua
Các dưỡng chất có trong cà chua như vitamin C, vitamin E, kali, sắt và carotene sẽ giúp phục hồi tổn thương, làm dịu đau rát, nhất là tăng cường bổ sung nước cho làn da cháy nắng. Đặc biệt, trong cà chua giàu Lycopene, chất giúp chống oxy hóa, giảm phản ứng cháy nắng từ bức xạ tia cực tím, tăng sức sống và sức đề kháng cho da.
Xay nhuyễn 1 quả cà chua hoặc ép lấy nước. Sau đó thoa lên vùng da bị cháy nắng trong vòng 20 phút rồi rửa sạch với nước. Bạn sẽ cảm thấy giảm hẳn cảm giác bỏng rát trên da, da trở nên mềm mại hơn.
Có thể bạn quan tâm: » [Mẹo] Phục hồi nhanh tay cháy nắng đơn giản tại nhà
Cà chua giúp phục hồi tổn thương, làm dịu đau rát.
4. Lưu ý khi da tay bị cháy nắng và cách phòng ngừa
- Thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên và có khả năng chống nắng phổ rộng.
- Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ.
- Che chắn cho cơ thể bằng quần áo làm từ vật liệu dệt chặt.
- Ngồi trong khu vực có bóng râm khi ra ngoài.
- Tránh ra ngoài vào thời điểm nóng nhất trong ngày.
- Không bao giờ chạm vào vùng da phồng rộp.
- Không sử dụng những loại thuốc trị cháy nắng mà không hiểu rõ về thành phần hoặc chưa được bác sĩ cho phép.
Giữ nước, giữ mát và cấp ẩm là chìa khóa giúp “cấp cứu” cháy nắng da tay. Và nếu vết cháy nắng quá đau, bạn có thể uống một ít ibuprofen. Bạn cũng nên đảm bảo rằng mình đã che chắn cẩn thận vào lần tới khi ra ngoài để vết cháy nắng không tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời. Hãy tìm gặp bác sĩ nếu vết cháy nắng khiến bạn bị sốt hoặc nếu bạn có dấu hiệu mất nước nhé. Và hãy nhớ rằng, cách dễ nhất để trị cháy nắng là tránh nó càng nhiều càng tốt!
Có thể bạn quan tâm: » [Mẹo] Phục hồi nhanh tay cháy nắng đơn giản tại nhà
>>> Đọc thêm: Da đi biển bị cháy nắng làm sao để phục hồi nhanh?
Xem thêm tại Youtube 7 cách tự nhiên phục hồi làn da cháy nắng — KHỎE TỰ NHIÊN
Bạn có công việc cần phải đi ra ngoài vào những ngày hè nắng gắt đôi khi là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá lâu với nắng nóng có thể dẫn đến tình trạng cháy nắng hay bỏng nắng cho làn da của bạn.
Điều này không chỉ khiến làn da bị sạm đen, mà nó còn khiến quá trình lão hóa da nhanh hơn, nhiều tế bào chết và thô ráp. Hơn nữa, da bạn sẽ xuất hiện thêm nếp nhăn, nám, tàn nhang và đồi mồi.
Một số trường hợp bỏng nắng còn khiến cơ thể bị sốt cao, mệt mỏi, da bong tróc, đau rát, khó chịu, thậm chí là dẫn tới ung thư da. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nếu da bị cháy nắng lâu ngày hoặc bị cháy nắng tới 5 lần trước 20 tuổi sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da tới 80%.
Video có sử dụng một số hình ảnh miễn phí theo luật bản quyền từ Wikimedia:
1. Phil Kates / CC BY-SA (https://creativecommons.org/licenses/by-sa/2.0)
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Sunburn_Treatment_Practices.jpg
2. Axelv / CC BY-SA (https://creativecommons.org/licenses/by-sa/3.0)
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Sunburn_blisters.jpg
3. Sikander Iqbal / CC BY-SA (https://creativecommons.org/licenses/by-sa/4.0)
https://commons.wikimedia.org/wiki/File:Sunburn_-_(20190727170341).jpg
───────────────────────────────
❂ CÁC KÊNH CHÍNH THỨC ❂
► Fanpage: https://www.facebook.com/khoetunhien1
► Nhóm FB: https://www.facebook.com/groups/344099269857070
► Kênh video: https://www.youtube.com/khoetunhien
───────────────────────────────
✿ ỦNG HỘ / GÓP Ý ✿
► Hãy để lại bình luận của bạn cho chúng tôi ở dưới hoặc gửi mọi thắc mắc góp ý đến hòm thư: khoetunhienad@gmail.com
► Hãy góp, đề xuất ý tưởng để chúng tôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn nữa
► Mọi bản quyền thuộc về KHỎE TỰ NHIÊN và Điền Quân Network
───────────────────────────────
#khỏetựnhiên #sổngkhỏetựnhiên #tintứcmớinhất
Bạn đang xem: » [Mẹo] Phục hồi nhanh tay cháy nắng đơn giản tại nhà