30 Tháng tư, 2023

Mục tiêu S.M.A.R.T không có nghĩa là “dễ đạt được”

Rate this post

Rất nhiều suy nghĩ cho rằng mục tiêu cần “có khả năng đạt được” nghĩa là không khó. Cách nghĩ đó thật ra… rất tai hại.

Là một người “tuyên truyền” về OKRs, tôi thường nói rằng “Mục tiêu của bạn nên thách thức, mức độ khả thi hoàn thành ở mức 70% là tốt”.

Có thể bạn quan tâm: » Chuyện lương thưởng: Quan trọng là tổng giá trị cảm nhận của nhân viên

Tuy nhiên, tôi cũng thường xuyên nhận được thắc mắc điều đó có đi ngược lại tinh thần của S.MA.R.T Goal (S.M.A.R.T KPI) hay không? Và tôi hiểu là mọi người đã hiểu nhầm về S.M.A.R.T.

Trong S.M.A.R.T, chúng ta có chữ A là Achievable, dịch ra nghĩa là “có thể đạt được”. Hãy chú ý từ “Có thể”, tức là… không chắc chắn.

Trong các thuyết về động lực, có lý thuyết của Edwin Locke. Locke tìm ra rằng khi một người tạo ra mục tiêu cụ thể và thách thức, thì động lực và hiệu suất của người đó sẽ tăng, nhưng cũng đồng thời chỉ ra rằng mục tiêu không nên quá phức tạp (quá lớn, thực thi quá phức tạp hoặc quá dài).

Để dễ hiểu hơn, bạn hãy tưởng tượng rằng mình cần đặt ra mục tiêu chạy bộ. Nặng lực tối đa mà bạn biết mình có thể chạy được là A km. Nếu bạn đặt mục tiêu nhỏ hơn hoặc bằng A, bạn sẽ khá “an toàn” khi chỉ chạy với mục tiêu đ ó. An toàn có nghĩa là bạn không khó khăn trong việc đạt mục tiêu và an toàn cũng có nghĩa bạn sẽ không xảy ra sự cố, rủi ro, thiệt hại gì khi chỉ chạy tối đa là A km.

Cách đặt mục tiêu

Tuy nhiên, điều gì diễn ra khi bạn chỉ chạy dưới A km? Bạn sẽ không đạt được sự tiến bộ nào cũng như không học hỏi được thêm điều gì!

Bản thân tôi có khả năng chạy 10km một cách tương đối dễ dàng. Mục tiêu 21km tương đối khó khăn nhưng về cơ bản vẫn CÓ THỂ đạt được (và tôi đã làm rồi). Nhưng mục tiêu 42km thì thực sự nguy hiểm. Ứng với vòng tròn bên trên, A của tôi là 10km, B là 21km và C là 42km.

Một mục tiêu hiệu quả với tôi là lớn hơn 10km, nhỏ hơn 21km. Mục tiêu tiêu thách thức nhưng nguy hiểm là 42km.

Quay trở lại với S.M.A.R.T, chúng ta cần hiểu Achievable nghĩa là độ khó của mục tiêu thách thức, vượt ra khỏi phạm vi an toàn (không bao giờ chỉ nên đặt ra mục tiêu an toàn, trừ khi bạn không muốn phát triển), nhưng về cơ bản vẫn có khả năng đạt được chứ không nên là vô vọng. Để đạt được một mục tiêu S.M.A.R.T, vẫn cần có sự sáng tạo, đổi mới trong cách làm, sử dụng các nguồn lực một cách thông minh hơn hoặc bổ sung nguồn lực.

Tư duy về MỤC TIÊU THÁCH THỨC là vô cùng cần thiết đối với các cá nhân và với công ty. Trong bài viết về sai lầm khi nhận định một nhân viên là “tệ” chỉ vì người đó không hoàn thành mục tiêu, tôi có nói về mặt trái của việc đánh giá nhân viên dựa trên tỷ lệ hoàn thành mục tiêu, tôi đã nhận được một số phản hồi (từ các sếp) rằng nếu không đánh giá thì nhỡ đâu nhân viên không đạt được mục tiêu công ty sẽ gặp nguy,  (từ các bạn nhân viên) các sếp tham lam lắm, nhân viên không việc gì phải đặt mục tiêu khó cho mình làm gì cả.

Những nhận định trên dựa trên các giả định sau:

  1. Nhân viên không muốn nỗ lực hết mình, nếu không đánh giá và thưởng phạt thì nhân viên sẽ không đạt được mục tiêu.
  2. Sếp không tốt, chỉ muốn có lợi bằng cách bóc lột nhân viên.

Với những giả định đó, Achievable càng dễ được suy luận rằng nhân viên chỉ nên đặt mục tiêu vừa sức (trong vùng an toàn), và dù có thế đi chăng nữa thì vẫn cần các biện pháp Cây Gậy & Củ Cà Rốt.

Tương lai mặc định của mỗi người chúng ta được quyết định bằng chính các giả định chúng ta đặt ra, muốn tạo ra một tương lai hoàn toàn mới, tạo ra một tập thể hiệu suất vượt trội, nhất thiết cần thay đổi các giả định.

  1. Nhân viên muốn phát triển bản thân, muốn mình có giá trị bằng việc đóng góp vào mục tiêu chung của công ty.
  2. Sếp là người lãnh đạo, dẫn dắt cả công ty tiến lên, đạt được các mục tiêu và muốn điều tốt cho nhân viên.

Chỉ khi có cho mình 2 giả định này, một công ty mới có thể kỳ vọng nhân viên của mình tự đặt ra các mục tiêu thách thức. Hay nói cách khác, thay đổi phải đến từ Sếp.

Quản Trị Đúng dựa trên một niềm tin rằng “về cơ bản con người là tốt”. Nếu thiếu đi tư duy này, các giả định sẽ luôn có xu hướng tiêu cực, và hệ quả là năng lực từng cá nhân, năng lực của cả công ty sẽ bị kìm kẹp (thật lãng phí).

Kinh nghiệm bản thân tôi và từ những công ty mà tôi đã cố vấn, thay đổi giả định và thay đổi các hành động của tổ chức dựa trên giả định mới, hiệu suất công việc răng X2 trong thời gian ngắn (3-6 tháng). Khó tin, nhưng đó lại là sự thật!

Có thể bạn quan tâm: » 5 cách giúp nam giới có giọng nói trầm ấm hơn

Nếu bạn có những phân vân, hãy comment trong các bài viết của tôi, phản hồi từ người đọc chính là gợi ý tuyệt vời để tôi viết những bài tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm: » Hành trình từ tri thức đến những triết lý để đời

Hãy nhớ rằng, tư duy quản trị là một tập hợp các tư duy được liên kết chặt chẽ với nhau. Một bài viết không thể giải quyết các vướng mắc từ A-Z. Hãy coi chia sẻ của tôi là những ly cafe nhẹ nhàng, cứ mỗi ngày nhâm nhi một chút, bức tranh quản trị sẽ ngày càng rõ ràng.

Cảm ơn đã lắng nghe!

P/s: lời khuyên của tôi dành cho những ai đang đi làm nhưng không tin tưởng sếp và công ty của mình, hãy thay đổi niềm tin trở nên tích cực hơn hoặc rời đi và tìm cho mình người sếp mà bạn có thể đặt niềm tin, nếu không bạn đang lãng phí thời gian và làm bản thân mất đi cơ hội phát triển. Hãy hành động, đừng than vãn!

  • Làm Freelancer có kiếm được nhiều tiền không?

Xem thêm tại Youtube Những sai lầm phổ biến khi lập kế hoạch đạt được mục tiêu (đa số đều mắc phải) | Phạm Thành Long

Mỗi người đều có những điều mình mong muốn và mục tiêu trong cuộc sống. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta cần có một kế hoạch và một hành trình để đạt được những mục tiêu đó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm “Điểm B” và cách hành trình để đạt được nó.

Điểm B là mục tiêu mà chúng ta muốn đạt được. Điểm B có thể là một công việc mà chúng ta muốn làm, một thứ mà chúng ta muốn sở hữu, hay một người mà chúng ta muốn trở thành. Tuy nhiên, để đạt được Điểm B đó không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chúng ta cần có một kế hoạch, một hành trình để đạt được mục tiêu đó.

Hành trình đến Điểm B có thể khó khăn và gặp nhiều thử thách. Tuy nhiên, nếu chúng ta có kế hoạch và kiên trì, chúng ta có thể vượt qua được những khó khăn đó. Hành trình đến Điểm B cũng có thể là cơ hội để phát triển và trưởng thành. Chúng ta có thể học được rất nhiều từ những thử thách và sai lầm trên hành trình đó.

Một điều quan trọng khi xây dựng hành trình đến Điểm B là hình dung rõ mục tiêu của mình. Chúng ta cần biết chính xác những gì mình muốn và tại sao mục tiêu đó quan trọng với chúng ta. Sau đó, chúng ta cần tìm hiểu về những bước cần thiết để đạt được mục tiêu đó và lập kế hoạch cho hành trình của mình.

Việc lập kế hoạch cần phải được thực hiện một cách cụ thể và rõ ràng.

Nếu bạn đã biết mục tiêu của mình, hãy đặt ra kế hoạch để đạt được nó. Hãy bắt đầu từ điểm A và xác định rõ điểm B của mình. Sau đó, hãy đặt ra các bước nhỏ để tiến đến điểm B đó. Bạn càng đặt ra nhiều bước nhỏ, thì việc đạt được mục tiêu càng trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ, nếu điểm B của bạn là trở thành một doanh nhân thành đạt, thì hãy bắt đầu từ những bước đơn giản nhất như tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh, đọc sách về khởi nghiệp, tìm kiếm người hỗ trợ và tìm hiểu về các công ty thành công trong lĩnh vực của bạn. Hãy đặt ra các mục tiêu nhỏ hơn để đạt được mục tiêu lớn hơn của mình.

Ngoài ra, hãy luôn nhớ rằng không có hành trình nào là trơn tru và không có sự thăng tiến nào là một đường thẳng. Trong suốt quá trình tiến đến điểm B của mình, bạn sẽ gặp phải những trở ngại và khó khăn. Hãy nhìn nhận chúng như là những bài học để rút ra kinh nghiệm và trưởng thành hơn.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng điểm B của bạn có thể thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển của bạn. Hãy luôn tự hỏi mình rằng liệu điểm B hiện tại của bạn vẫn phù hợp với mục tiêu dài hạn của bạn hay không. Nếu không, hãy điều chỉnh và thay đổi để phù hợp hơn với những gì bạn muốn đạt được.

Với việc tập trung vào điểm B của mình, bạn sẽ đạt được những mục tiêu của mình và trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. Hãy đặt ra kế hoạch và bắt đầu từ điểm A ngay hôm nay để tiến đến điểm B của mình!

Cùng xem, bấm nút đăng ký và chia sẻ video này để nhiều người biết đến video này giúp cuộc sống của họ tốt hơn nữa nhé. Có thể họ sẽ quay lại cảm ơn bạn đó.

Vì sự thành công của bạn,
Phạm Thành Long
—————————
➨ THEO DÕI KÊNH PHẠM THÀNH LONG OFFICIAL: http://long.vn/youtube
➨ ĐĂNG KÝ KÊNH PHẠM THÀNH LONG ĐỂ NHẬN NHIỀU VIDEO MỚI VỀ KINH DOANH VÀ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN NHÉ!
—————————-
Bạn xem thêm các danh sách video cần thiết cho bạn và comment những điều bạn học được xuống dưới video để nhớ lâu hơn:
Bán hàng: http://long.vn/banhang
Khởi nghiệp: http://long.vn/khoinghiep
Kinh doanh online: http://long.vn/kinhdoanhonline
#khoinghiep #phamthanhlong
Phát triển bản thân: http://long.vn/phattrienbanthan
Kỹ năng giao tiếp: http://long.vn/kynanggiaotiep
Cuộc sống hạnh phúc: http://long.vn/cuocsonghanhphuc

Bạn đang xem: » Mục tiêu S.M.A.R.T không có nghĩa là “dễ đạt được”

KhoaDigi - Khoa Nguyễn Digitial Marketing hiện đang là marketing manager tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ LION DECOR luôn Cập nhật các thông tin sản phẩm, feedback khách hàng, tin tức nghề mới nhất của Lion Decor.